Thiết lập chế độ làm việc của bo mạch âm thanh Bo_mạch_âm_thanh

Thiết lập chế độ làm việc của bo mạch âm thanh bao gồm hai phần, thiết lập phần cứng và các thiết lập khi sử dụng bằng phần mềm. Các chế độ thiết lập nhằm đảm bảo cho bo mạch âm thanh hoạt động đúng thiết kế và cho kết quả tốt nhất đối với người sử dụng.

Thiết lập phần cứng

Phần cứng các bo mạch âm thanh loại rời là bo mạch stereo (Bo mạch 3D) và kể cả loại onboard (Bo mạch Mono) giả lập âm thanh nổi có thể sử dụng các "cầu đấu chuyển mạch" (jump) hoặc mở rộng các cổng kết nối nhập/xuất trong thùng máy để lựa chọn các chế độ làm việc phù hợp nhất hoặc thuận tiện đối với người sử dụng.Đều phải cài đặt driver, mặc dù có bo mạch rời stereo nhưng do không được cài đặt thủ công thì âm thanh đầu ra cũng chỉ là giả lập âm thanh nổi.
Lựa chọn kiểu tín hiệu đầu ra

Thông dụng nhất là các cầu đấu chuyển mạch để chuyển chế độ tín hiệu đầu ra trong các bo mạch âm thanh sử dụng chung đường speaker-out và line-out. Thông thường mọi bo mạch âm thanh đều có thể đưa ra tín hiệu có công suất nhỏ để sẵn sàng sử dụng với các loại tai nghe (headphone) nên bo mạch âm thanh luôn có một IC khuếch đại công suất có công suất nhỏ (vài chục mW đến một vài W). Mạch khuếch đại công suất này thường gây nhiễu vào tín hiệu đầu ra tạo ra các tiếng sôi nhỏ làm giảm chất lượng âm thanh. Để đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất với các loa công suất lớn có gắn liền công suất hoặc các hệ thống (dàn) âm thanh dân dụng, người sử dụng nên chọn đường line-out. Trên một số bo mạch âm thanh có các cầu đấu chuyển mạch cho phép chuyển đổi qua lại giữa các loại tín hiệu đầu ra (lựa chọn giữa thể loại tín hiệu đơn thuần và đường âm thanh công suất). Người sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của bo mạch âm thanh để thực hiện sự chuyển đổi này cho phù hợp.Đối với bo mạch âm thanh loại tích hợp trên bo mạch chủ cũng có thể có sự chuyển đổi này, người sử dụng nên đọc kỹ tài liệu về bo mạch chủ trước khi thực hiện.

Thiết lập các đường Line-in, AUX-in

Khi hệ thống máy tính sử dụng một modem lắp trong (hoặc modem ngoài), các tính năng tự động trả lời, ghi âm cuộc thoại... nếu sử dụng mà modem đó không có chức năng điều hợp âm thanh thì có thể cắm các đường speaker hoặc line-out trên modem với đường AUX-in hoặc line-in của bo mạch âm thanh.Tương tự đối với các bo mạch bắt sóng ti vi/FM, cũng có thể sử dụng như với modem.

Thiết lập các dây nối với các ngõ xuất phía trước thùng máy

Các vỏ máy tính hiện nay đa số đều có các ngõ xuất/nhập (I/O) để thuận tiện cho người sử dụng, các ngõ này thường bao gồm một đường speaker-out, một đường mic-in và hai giao tiếp USB, IEEE-1394.Để các ngõ xuất/nhập này hoạt động được, cần sử dụng các đầu cắm của chúng để cắm vào bo mạch chủ (đối với loại bo mạch âm thanh tích hợp) hoặc trên bo mạch âm thanh rời.Không có một hướng dẫn cụ thể nào phù hợp với mọi bo mạch âm thanh, cần đọc tài liệu kèm theo bo mạch âm thanh hoặc bo mạch chủ.

Thiết lập trên trình điều khiển hoặc các phần mềm đi kèm

Bo mạch âm thanh khi làm việc trên các hệ điều hành mới đây đều phải sử dụng các trình điều khiển (driver) cũng giống như các thiết bị khác. Để hệ thống làm việc đúng cần cài đặt trình điều khiển ngay sau khi lắp đặt bo mạch âm thanh vào hệ thống.Việc thiết lập trình điều khiển ngoài các cách cài đặt thông thường, cần thiết lập chú ý đến:

  • Chế độ làm việc: 16bit hoặc 24bit: Chế độ thiết lập mặc định của driver và các phần mềm đi kèm theo bo mạch âm thanh thường thiết lập tại chế độ 16 bit. Để các phần mềm phát DVD hoạt động tốt hơn, cho chất lượng âm thanh cao hơn, cần thiết lập theo chế độ 24bit (Bit depth = 24 bit). Việc thiết lập này đa phần trên các phần mềm cài đặt kèm theo bo mạch âm thanh, chúng có thể xuất hiện tại thư mục cài đặt riêng hoặc trong Control Panel.
  • Điều chỉnh âm sắc (equalizer), môi trường giả lập (enviroment, EAX...)...: Lựa chọn chế độ âm thanh theo sở thích của người sử dụng.
  • Thiết lập quy ước các cổng xuất nhập trên phần mềm: Một số bo mạch âm thanh tích hợp sẵn trên bo mạch chủ có thể lựa chọn các cổng xuất/nhập dựa trên phần mềm, khi này chúng thường có các bộ cảm biến để nhận biết mỗi sự kết nối (hoặc bằng cách đo điện trở và so sánh), người sử dụng cần xác nhận lại sự chính xác của các thiết bị kết nối (đặc biệt là cần thiết đối với thứ tự các loa theo đúng thứ tự). Đối với thể loại bo mạch chủ này, không có sự tuyệt đối giữa các cổng xuất/nhập (ví dụ: đường mic-in cũng có thể được lựa chọn thành line-out qua cách thiết lập phần mềm)